icon-back
icon-facebook icon-share-url
11:26 6/12/2023・
Tin Khác・
14.223 lượt xem

Tuyển Tập Những Tác Phẩm “Bất Hủ” Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân được coi là viên ngọc đắt giá của nền văn học hiện đại và biểu tượng cho hình ảnh “chân - thiện - mỹ” của Việt Nam. Gia tài sáng tác của ông rất đồ sộ và độc đáo, ông để lại cho người đọc nhiều tác phẩm, đến tận bây giờ vẫn đậm dấu ấn. Cùng Waka tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Tuân qua bài viết dưới đây nhé!

 

Sơ lược về nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (10/07/1910 - 28/07/1987) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông là một trong những nhà văn lớn và nổi tiếng ở Việt Nam, có thế mạnh viết về bút và kí. Là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo ngôn từ tiếng Việt. Do vậy, văn phong trong bài viết của ông rất độc đáo và phong phú. 

Nhà văn bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình từ năm 1935, nhưng phải cho đến năm 1938, ông mới ghi đậm dấu ấn của mình với độc giả với một số tác phẩm như Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Một chuyến đi,...

 

 

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân

Với những nét phác thảo trong mỗi tác phẩm, ai cũng có thể hình dung ra con người thú vị của Nguyễn Tuân. Ông là một nhà văn lãng mạn, luôn ngắm nhìn cuộc sống bằng đôi mắt đầy cảm xúc và trăn trở. Từng chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống bỗng trở nên thật lung linh và đáng yêu dưới ngòi bút tài hoa của ông.

 

Suốt cuộc đời, Nguyễn Tuân đóng vai người lữ hành đi tìm cái đẹp, cái thật trong cái thế giới đẹp đẽ này mà không chịu dừng bước. Ông đi đây đi đó khắp nơi, từ những con ngõ nhỏ đến những ngôi chùa cổ kính, từ những buổi chợ phiên lao xao đến những cánh đồng lúa vàng ruộm. Tất cả những gì ông trải nghiệm, cảm nhận đều được ông ghi chép lại thành những trang văn tinh tế và giàu chất thơ.

 

Có cảm giác mỗi hơi thở trong cuộc sống của Nguyễn Tuân đều mang theo sự sáng tạo trong đó. Ông viết liên tục, say sưa với văn chương như thể đó là mục đích sống của mình. Có lẽ chính vì thế mà các tác phẩm của ông luôn chứa đựng một sức sống mãnh liệt, một cảm xúc chân thật và sâu sắc. Kết quả là những tác phẩm ấy khiến người đọc cảm nhận được sự tinh tế, rung cảm sâu sắc của con người, văn hoá của đất nước hình chữ S xinh đẹp này.

 

Nhân vật trong văn Nguyễn Tuân không đơn thuần chỉ là những con người bình thường mà còn là hiện thân của tính cách, văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, qua từng trang viết, người đọc có thể cảm nhận rõ nét hơn linh hồn đẹp đẽ của dân tộc mình. 

 

Một chuyến đi

 

Trong thế kỷ 20, Phan Bội Châu và nhiều người khác đã từng đến Hồng Kông trong hoàn cảnh lưu vong, bon chen tìm đường cứu nước nhưng không thể thăm thú được. Đến năm 1938, Nguyễn Tuân may mắn có cơ hội đặt chân đến Hồng Kông cùng đoàn làm phim “Cánh đồng ma”. Khác với những người đi trước, chuyến đi của ông đã mở ra những trải nghiệm độc đáo và đầy cảm xúc.

 

Ngay từ khi lên tàu tại cảng Hải Phòng, Nguyễn Tuân đã cảm nhận được sự phấn khích và háo hức khi bước chân vào hành trình mới. Trái tim ông đập mạnh trước những điều bí ẩn, lạ lẫm phía trước. Khi đặt chân đến Hồng Kông, mọi thứ như mở ra trước mắt Nguyễn Tuân. Ông quan sát và cảm nhận một cách nhạy bén, sắc sảo, ghi chép lại từng chi tiết nhỏ nhất. Từ cảnh quan đường phố cho đến con người, sinh hoạt,... tất thảy đều đem lại cho ông nhiều cảm xúc lạ lẫm.

 

Chính Hồng Kông - một vùng đất hoàn toàn xa lạ - đã thức tỉnh và khơi dậy sự ham hiểu biết, tò mò cũng như khả năng quan sát, sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tác phẩm của ông về chuyến đi này chính là sự kết tinh tuyệt vời từ những cảm hứng và cảm xúc ấy. Thông qua lời văn bay bổng, Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc cái nhìn đầy thú vị về Hồng Kông cũng như tâm trạng phấn khởi, lạc quan của chính mình khi lần đầu được mở rộng tầm mắt. 

 

Vang bóng một thời

 

Vang bóng một thời xuất bản lần đầu tiên năm 1940, nằm trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Tuân. Tuy nó mang nhiều thể loại phong cách khác nhau nhưng đã thể hiện được sự trọn vẹn nghệ thuật độc đáo của nhà văn yêu cái đẹp. 

 

Đây là tập truyện ngắn và tùy bút gồm 12 tác phẩm, ghi lại những thú vui, con người sống giữa sự giao thoa của hai thời đại. Tác giả đi tìm lại những nét đẹp văn hóa truyền thống đang dần mất đi.

 

Tác phẩm thể hiện rõ phong cách viết độc đáo của Nguyễn Tuân, với ngôn ngữ giàu chất thơ, hình ảnh gợi cảm và con mắt tinh tế quan sát cuộc sống. Ông viết bằng cả trái tim nghệ sĩ và tình yêu với dân tộc.

 

Những giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua các nhân vật với thú vui thanh cao, tinh thần yêu nước, khát vọng tự do. Đó là những giá trị không thể đong đếm và là cái hồn bất diệt của dân tộc.

 

Ngọn đèn dầu lạc

 

Đối với Nguyễn Tuân, đầu thế kỷ XX có một thứ gây nghiện nhưng cũng là thú vui giải trí của nghệ sĩ, trí thức, đó là thuốc phiện. Ông dành riêng hai tập tùy bút để nói về thuốc phiện trong các tác phẩm của mình. Tuy nó tàn phá sức khoẻ con người, khốn đốn bao gia đình nhưng đồng thời mang lại cảm xúc thăng hoa trong sáng tạo của những người nghệ sĩ, thành phần trí thức.

 

Ở “Ngọn đèn dầu lạc”, ông tập trung xây dựng hình ảnh các tiệm bán thuốc phiện ở Hà Nội và con người đa dạng ở nơi này. Bằng tài năng của mình, ông khắc họa rõ nét chân dung những người nghiện thuốc và mang đến cho độc giả cái nhìn đa chiều về cuộc sống phức tạp của họ. Ngoài miêu tả hệ luỵ mà thuốc phiện mang lại, ông còn đặt các câu hỏi về địa vị, đạo đức của người trí thức bấy giờ. Chính điều đó làm nên danh tiếng trong giới viết văn của ông.

 

Chùa Đàn

 

Ngoài các thể loại truyện ngắn hay tuỳ bút, Nguyễn Tuân còn thử sức với dòng văn ma mị vì ảnh hưởng từ truyện của Bồ Tùng Linh trong “Liêu trai chí dị”. Nổi bật nhất phải kể đến tác phẩm “Chùa Đàn” được ông viết năm 1945. 

 

Tuy là người hay đi tìm cái đẹp, theo đuổi phong cách duy mỹ. Nhưng trong tác phẩm này, nó không còn mang cái đẹp u buồn, hoài vọng về một thời rong chơi như “Vang bóng một thời” mà nó chứa đựng sự kỳ quái, nhiều bi thương và sự đau đớn khi con người sẵn sàng hy sinh để đổi lấy một người khác được tái sinh. Đây có thể coi là một tác phẩm khá "độc, lạ" trong tuyển tập của nhà văn Nguyễn Tuân. 

 

Thiếu quê hương

 

Thiếu quê hương được viết năm 1940, là một trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân thuộc thể loại tuỳ bút. Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân giống như một cuộn phim được quay lại ở cuộc sống hiện tại, gắn vào hoàn cảnh thực tại, lao mình vào đời sống đó. Để rồi suy nghĩ và trăn trở với những gì mình làm, những chuyến đi và việc viết. 

 

Các chương sách mở ra cho chúng ta một chân trời mới về mỏ Vàng Danh. Để thế hệ sau hình dung nó như thế nào, cuộc sống ở đó ra sao. Là nơi gió thổi trằn trọc bên ngoài và những tâm sự của lữ khách. Cứ như vậy, Nguyễn Tuân hay là chàng Bạch và Sương trong câu chuyện đã sống một ngày và làm xáo trộn tâm tư ở mỏ.

 

Chiếc lư đồng mắt cua

 

Chiếc lư đồng thắt cua được viết theo thể loại tuỳ bút, kể lại về những năm tháng khủng hoảng mà tác giả trải qua ở tuổi đôi mươi. Nguyễn Tuân đưa độc giả vào hành trang cùng mình khi được gặp những “ả đào” trong nhà hát lớn, về người bạn tri kỷ hay đọc thơ cho ông nghe. Đọc tác phẩm của Nguyễn Tuân người đọc không chỉ thấy hình ảnh nhân vật trong câu chuyện mà như thấy đau đó một hình ảnh của chính bản thân mình trong những năm tháng tuôi đôi mươi đó. 

 

Tác giả miêu tả rất thực trong từng nhân vật, mỗi người là một cảm xúc riêng, lúc thì niềm nở tưng bừng, khi thì rầu đời trong màn đêm tối. Thành công bắt đầu từ kỷ vật mà ông Thông Phu tặng cho nhà văn là chiếc lư đồng. Nó không phải là cổ vật lâu đời để trưng bày hay làm vật trang trí, chiếc lư đồng này kích thích mọi ký ức giúp Nguyễn Tuân tỉnh ngộ. Tự đặt bản thân vào câu chuyện và soi lại nội tâm, nhớ lại từng thứ đã từng gắn bó với chính mình.

 

Chữ người tử tù

 

Là học sinh, chắc hẳn không ai không biết đến tác phẩm "Chữ Người Tử Tù" của Nguyễn Tuân. Tác phẩm được viết trước Cách mạng tháng Tám, xuất hiện đầu tiên trên tạp chí Tao Đàn năm 1939, sau đó được in trong tập truyện Vang bóng một thời 1940. Nhân vật chính trong “Chữ người tử tù” là Huấn Cao - một người đàn ông có trí tuệ nhưng lại mang danh chính trị tử tù. 

 

Tên tác phẩm được Nguyễn Tuân gắm gửi từ thông điệp. Với tài năng chắt lọc ngôn từ đỉnh cao, bày tỏ rõ ràng mang đến sự thích thú của độc giả. Tác phẩm còn được ví như một viên ngọc sáng hoàn mỹ, dấy lên ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Đồng thời lan tỏa những bài học sâu sắc cho các thế hệ sau.

 

Xem thêm: Tết Ở Làng Địa Ngục - Bộ Tiểu Thuyết Kinh Dị Mang Đậm Nét Văn Hóa Việt Nam

 

Trên đây là tuyển tập những tác phẩm của Nguyễn Tuân mà Waka giới thiệu đến bạn đọc. Khi nhắc đến Nguyễn Tuân, chúng ta thường nghĩ đến các tác phẩm đồ sộ mà ông đã để lại. Mỗi tác phẩm đều mang nét rất riêng và không thể thiếu tính tài hoa, độc đáo ở con chữ của ông. Sẽ không thể tưởng tượng nổi khi văn chương nước nhà thiếu vắng nhà văn là bậc thầy ngôn ngữ này.

icon-tooltip

Hỗ trợ

Công ty Cổ phần Sách điện tử Waka - Tầng 6, tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, số 106, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD số 0108796796 do SKHĐT TP Hà Nội cấp ngày 24/06/2019
Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 8132/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 31/12/2019
Giấy chứng nhận Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động số 19/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ký ngày 11/03/2020
Số VPGD: 024.73086566 | Số CSKH: 1900545482 nhánh 5 | Hotline: 0877736289