icon-back
icon-facebook icon-share-url
10:35 14/12/2023・
Tin Khác・
15.915 lượt xem

Tuyển tập những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao

Nam Cao là nhà cây bút xuất sắc của nền văn học nước nhà. Đa số những bài viết của ông đề cập đến câu chuyện đời thường, sự việc xảy ra ngay trước mắt chúng ta, đặc biệt là số phận trớ trêu của nông dân Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Waka xin giới thiệu bạn đọc những tác phẩm của Nam Cao được đánh giá tiêu biểu và nổi bật nhất.

 

Có thể bạn thích: Tuyển Tập Những Tác Phẩm “Bất Hủ” Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

 

Đôi chút về nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1915 - 1951) sinh ra và lớn lên tại vùng đất nghèo khó ở một huyện nhỏ tỉnh Hà Nam. Sống trong môi trường khó khăn từ bé, nhưng duy chỉ có ông được tiếp xúc với học vấn. Với ước mơ trở thành thầy giáo mang lại cơ hội và tương lai cho gia đình và làng xóm nhưng Nam Cao luôn bị bệnh tật đeo bám. Sau khi hoàn thành bậc học, ông đi tìm cho mình con đường văn chương.

Mặc dù đeo trên mặt sự lạnh lùng và tính cách ít nói, nhưng ông đích thực là một người có trái tim ấm áp và giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Các tác phẩm của Nam Cao luôn thể hiện nỗi trăn trở và sự quan tâm đến những con người cùng khổ. 

Văn học đối với ông không chỉ là sự sáng tạo mà còn là sự trung thực để phục vụ bà con. Điều này thể hiện rõ trong việc miêu tả tỉ mỉ và sâu sắc cái bức tranh đầy bất công và phi nghĩa của xã hội cũ.

 

Những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao

Trong thời gian sáng tác, ông nhiều lần tự mình đặt vào hoàn cảnh của nhân vật để tôn lên bản chất lương thiện và sự hy sinh bất khuất, không chịu nhẫn nhục của dân ta. Những tác phẩm của Nam Cao là tượng đài vĩnh viễn của người đứng cuối trận, là một lời kết án đẫm máu của xã hội tàn bạo chà đạp người nông dân hiền lành.

 

Chí Phèo

Chí Phèo là truyện ngắn vô cùng nổi tiếng của Nam Cao sáng tác năm 1941, viết về người nông dân trước Cách mạng. Chí Phèo là tên tác phẩm đồng thời cũng là tên nhân vật, đại diện cho hình ảnh bi kịch của người nông dân bị tha hoá trong xã hội. Từ một người hiền lành, chân chất nhưng lại bị đẩy vào bước đường cùng của sự bẩn thỉu, lưu manh. Hơn hết là bị xoá bỏ quyền được làm người, huỷ hoại cả về thể xác lẫn tâm hồn. 

Tác phẩm thể hiện xuất sắc nghệ thuật viết truyện của nhà văn, toàn bộ truyện lột tả hình ảnh u ám của xã hội. Qua đó, ta có thể thấy tấm lòng bao dung của Nam Cao qua ngòi bút của ông. Ngoài ra, tác giả đề cao những phẩm chất đáng quý của Chí Phèo và Thị Nở.

Đọc ngay tại: Tuyển tập Nam Cao - Tập 1

 

Sống mòn

Được sáng tác năm 1944, Sống mòn là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao. Nội dung đề cập đến vấn đề nhức nhối nhất thời đó, chính là câu chuyện của những người tri thức. Cuộc sống không màu sắc, quẩn quanh và không có lối thoát đã làm tâm hồn của người nghệ sĩ tàn lụi dần. Cuộc sống bần cùng khiến cho những khát khao, lý tưởng của họ đầy đau đớn và tủi nhục. 

Nhìn xa hơn, ta thấy họ đang ở bước đường cùng, xung quanh đều là 4 bức tường không lối thoát ra. Họ vốn dĩ đơn giản chỉ là những người nông dân chân chất nhưng theo đuổi đam mê nghệ thuật, nhưng hiện thực như một cái tát làm họ thức tỉnh. Đó cũng là nỗi day dứt, không chấp nhận bản thân sống trái với giá trị của mình. 

Link sách: Sống Mòn

 

Lão Hạc

Lão Hạc được sáng tác vào năm 1943, được đánh giá một những tập truyện ngắn tiêu biểu của văn học hiện thực. Nhân vật chính không ai khác chính là lão Hạc, ông đại diện cho người nông dân nghèo hiền lành, lương thiện. Nổi bật trong tác phẩm là hoàn cảnh bế tắc của nông dân trong xã hội cũ nửa phong kiến. 

Nhà văn thể hiện tấm lòng thương xót và trân quý đối với người nông dân bằng giọng văn đồng cảm. Truyện ngắn tái hiện chân thực và cảm động cho số phận đau thương của người nông dân có phẩm chất cao quý, kiên cường của họ.

Đọc ngay tại: Tuyển tập Nam Cao - Tập 2

 

Giăng sáng

Tác phẩm được nhà văn Nam Cao viết năm 1943. Nội dung kể về một thầy giáo thất nghiệp tên Điền, những hôm trăng sáng anh có thói quen mang chiếc ghế mây mà trường học trả thay cho lương dạy ra ngoài sân, vừa ngắm trăng vừa tưởng tượng, thả hồn theo văn chương. Điền khao khát viết nên những dòng văn huyền ảo và mơ mộng như ánh trăng kia. Anh chán ngán cái cảnh nghèo đói, vợ con gắt gỏng, ốm đau suốt ngày.

Nhưng cuối cùng, muốn thoát khỏi “cái kén” cũng đâu có dễ, bọn trưởng giả không cho phép anh làm điều ấy. Điền ngộ ra rằng: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra khỏi những lầm than”. Ở tác phẩm này, Nam Cao giương cao lá cờ nghệ thuật hiện thực mà ông dành hết tâm huyết theo đuổi, con đường đầy ý vị nhân sinh.

Đọc ngay tại: Tuyển tập Nam Cao - Tập 1

 

Đời thừa

Nhắc đến Nam Cao không thể bỏ quên Đời thừa - tác phẩm đẫm nước mắt, khóc cho số phận người trí thức ở xã hội cũ. Sáng tác năm 1943, được xem như một dải lụa có đường may tinh tế của nền văn học nước nhà trước Cách mạng. Truyện xoay quanh nhà văn nghèo tên Hộ. Qua lời kể về nhân vật, Nam Cao thể hiện sự bi kịch tinh thần của người trí thức tư sản, mà nguyên nhân chỉ có thể là do cơm áo gạo tiền. Hộ phải chịu cay đắng 2 bi kịch lớn của cuộc đời mình. Một là nguyên tắc sáng tạo chính trực, hai là bị chính người người chồng người cha giẫm đạp lên nguyên tắc tình thường mà mình đặt ra. 

Qua giọng văn sắc sảo đầy chua chát, tác giả khắc hoạ thành công nhân vật Hộ, dù trong hoàn cảnh nào vẫn không quên sơ tâm của mình. Một tư tưởng đầy tính nhân văn và cao đẹp, tố cáo hiện thực thối nát và cảm thông cho những nghệ sĩ chân chính.

Đọc ngay tại: Tuyển tập Nam Cao - Tập 1

 

Một bữa no

Một bữa no được trích từ Tuyển tập Nam Cao, truyện tái diễn lại thời điểm trước Cách mạng. Lúc bấy giờ, nước ta còn rất khó khăn, chịu sự xâm lăng của địch và vấn nạn giặc đói, giặc dốt. Con người thường chết vì đói, nhưng trong câu chuyện trớ trêu này lại có người chết vì no.

Nhân vật chính là bà cụ góa chồng sớm, mang nặng đẻ đau đứa con nhưng khi lớn lên, nó lại bỏ bà và để lại đứa con gái. Hai bà cháu nương tựa nhau sống, nhưng vì quá khó khăn, bà đành dứt áo bán đứa cháu gái cho bà Phó nhận làm con nuôi. Hôm ấy, bà ra thăm đứa cháu, được bà Phó mời một bữa cơm nhưng tràn đầy sự khinh bỉ. Bà cố gắng loại bỏ lòng tự trọng của mình, ăn bán sống bán chết để no bụng. Nhưng ai ngờ rằng, đó chính là bữa cơm cuối cùng kết thúc cuộc đời bà. 

Dù ý thức được “miếng ăn là miếng nhục” nhưng cái khát khao được sống, muốn tồn tại trên cõi đời này vẫn song hành với nhân cách của con người. Có lẽ vấn đề đó mãi mãi trong tâm trí Nam Cao khi viết “Một bữa no” và nhiều tác phẩm khác.

Đọc ngay tại: Tuyển tập Nam Cao - Tập 2

 

Đôi mắt

Sau Cách mạng tháng Tám, Đôi mắt là bộ truyện ngắn thành công nhất của nhà văn Nam Cao. Truyện xây dựng hai nhân vật có hai lối sống, hai suy nghĩ về nông dân và người kháng chiến khác nhau, đó là Hoàng và Độ. 

Qua việc xây dựng chi tiết về ngoại hình, hành động của nhân vật, nhà văn đưa ra ý kiến nhận định của mình về những nhà văn bỏ gác lại sự nghiệp để lên đường kháng chiến. Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn khác về những bản chất tốt đẹp của người nông dân thời kỳ Cách mạng.

Đọc ngay tại: Tuyển tập Nam Cao - Tập 3

 

 

Trên đây là những tác phẩm của Nam Cao tiêu biểu nhất, ông tạo ra những nhân vật có phẩm chất lương thiện và bản chất hiền lành. Cùng nhìn sâu vào bức tranh nhà văn đã tạo ra để thấy được sự bất khuất, can trường của người nông dân. Đồng thời, lan toả tình yêu thương và tâm hồn trong sáng của một con người đối với đất nước của họ. 

 

icon-tooltip

Hỗ trợ

Công ty Cổ phần Sách điện tử Waka - Tầng 6, tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, số 106, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD số 0108796796 do SKHĐT TP Hà Nội cấp ngày 24/06/2019
Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 8132/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 31/12/2019
Giấy chứng nhận Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động số 19/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ký ngày 11/03/2020
Số VPGD: 024.73086566 | Số CSKH: 1900545482 nhánh 5 | Hotline: 0877736289