Nhắc đến cái tên Chu Lai, mọi người nhận ra ngay một nhà văn chung thuỷ gắn liền với đề tài chiến tranh và người lính. Suốt cả cuộc đời, ông trăn trở đi tìm cho mình những mảnh tàn dư của cuộc chiến đã để lại cho đất nước, cho dân tộc. Bài viết dưới đây, Waka xin trân trọng giới thiệu những tác phẩm của Chu Lai được cho là bi tráng để chúng ta thấy được nhân sinh sâu sắc của cuộc sống này.
Chu Lai tên khai sinh là Chu Văn Lai. Ông sinh vào ngày 5 tháng 2 năm 1946 tại tỉnh Hưng Yên nhưng trong suốt năm tháng tuổi thơ và đến tận ngày nay, ông lại gắn bó với Hà Nội. Nhà văn chính là con trai của cố nhà viết kịch Học Phi.
Trong thời gian đất nước trải qua chiến tranh, ông là một chiến sĩ đặc công Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn mang hàm Đại tá. Quá trình rèn luyện đã giúp ông có cảm hứng để viết nên những tác phẩm đồ sộ về người lính và là một nhà văn có tên tuổi sau cách mạng tháng Tám.
Các tác phẩm của Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề của con người, nhưng chủ yếu vẫn là đề tài người lính và chiến tranh ở cả hai giai đoạn. Mỗi tác phẩm đều có thái cực đối lập nhau: kẻ thành công - người thất bại, người giỏi giang - kẻ thấp hèn,... Họ len lỏi khắp nơi và sống cả ở lúc chiến tranh lẫn hoà bình.
Bước chân ra từ khói lửa chiến trường, các tác phẩm của nhà văn được công chúng đón nhận rất rộng rãi. Hàng chục bài viết được ông sản xuất rất sâu sắc, chạm đến trái tim độc giả. Những trang văn được chính là nơi mà Chu Lai neo đậu tâm hồn mình.
Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của Vũ Hà Nguyên, có thể nói mang trong mình cái đẹp, đẹp cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người ta thường nói, người đẹp thì luôn trắc trở, điều đó cũng không ngoại lệ khi đặt lên người lính. Sau cuộc chiến tranh, nhân vật nhậm chức giám đốc cho một công ty cao su đang trên đà tụt dốc. Có được bản lĩnh mạnh mẽ, cá tính và cả nhân cách tốt, nhưng lại không được lòng tất cả mọi người, họ đều muốn rắp tâm hãm hại anh. Liệu cửa ải này, Nguyên có vượt được qua hay không? Mối tình thuỷ chung giữa anh và người con gái Hà Thương sẽ đi về đâu? Những tình tiết cao trào và bất ngờ sẽ được tác giả đẩy lên đầu ngọn sóng, cuốn người đi theo trang sách.
Tác phẩm như một hành khúc bi tráng về đề tài người lính, là tác phẩm để đời của Chu Lai viết về câu chuyện gai góc của con người. Người lính không chỉ biết đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn phải bảo toàn sự sống của mình trước mưa bom bão đạn. Tính toán để đấu tranh với kẻ thù cũng có phần suy tư, nhưng rồi cuối cùng họ cũng vượt qua và làm chiến thắng vĩ đại cho người dân. Cũng chính nhà văn bộc bạch rằng: “Cuộc đời có thể xô đẩy người lính, nhưng người lính vẫn bật lại để sống cho xứng với màu áo người lính”.
Cuốn tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng viết về chiến dịch Tây Nguyên vào tháng 3/1975. Đây là một bước ngoặt quan trọng và lớn lao cho sự thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. Từ đầu đến cuối, xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đời của hai người đã từng là bạn rất thân thiết. Bây giờ họ khoác trên mình màu áo người lính nhưng lại đứng ở hai đầu tiền tuyến nghịch nhau để chiến đấu. Giọng văn tái hiện lại từng giây phút chiến đấu nghẹt thở nhưng vẫn bình thản đến ngạc nhiên. Những ký ức được hồi lại và làm rõ hơn các mối quan hệ mang tính nhân văn và tràn đầy ý nghĩa.
Một trong những tác phẩm của Chu Lai rất đáng để ngẫm chính là Út Teng. Chúng ta đã biết, chiến tranh mang lại nhiều đau thương và chết chóc cho mọi người. Bao nhiêu con người đã đổ máu vì nền độc lập và hạnh phúc dân tộc, biết bao người không có mặt để chứng kiến niềm vui chiến thắng. Và gia đình Út Teng là một trong số đó. Cô chứng kiến cái chết thảm của bà bị gây ra bởi bọn Mỹ ngụy. Từ đó, âm thầm lên kế hoạch trả thù cho người cha của mình. Ngày qua ngày, ý chí mạnh mẽ và quyết liệt của Út Teng hoà vào không khí đấu tranh sục sôi của Sài Gòn. Em đi theo đơn vị đặc công, cùng những đồng đội cũ của cha chiến đấu. Tình thương của cha và lòng yêu nước đã dẫn lối cho em theo con đường cách mạng.
Câu chuyện viết về những con người có tính cách, số phận khác nhau nhưng lại hội tụ cùng một địa điểm ở khu biệt động Sài Gòn. Nhân vật chính trong Gió không thổi từ biển là anh Ba Xuân, là vị đội trưởng biệt động đáng quý. Anh có tinh thần bất khuất cho dù có bị đe doạ hay đối mặt với cái chết nhưng không bao giờ hé răng nói nửa lời về thân phận của mình. Anh coi thường việc bán đứng đồng đội, anh em của mình để giữ lại mạng sống cho bản thân. Nhưng trái ngược đó là tên phản quốc Hoàng Xanh, kẻ mưu mô, xảo quyệt, bất chấp tất cả để tìm cách huỷ diệt Ba Xuân, đồng đội cũ của mình. Câu chuyện còn là sự hy sinh đánh kính của người phụ nữ tên Thanh Nhàn - vợ của Ba Xuân. Cô kiên cường, vượt qua nỗi đau mất chồng để đứng lên trả thù, ngăn cản mọi âm mưu của Hoàng Xanh, thực hiện ước mơ còn dang dở của chồng.
Cuốn tiểu thuyết Ba lần và một lần mang chất cái chất lính xô bồ thời nước ta bắt đầu mở cửa. Nó giống như câu chuyện ân oán ở kiếp trước vẫn còn dang dở nên phải tiếp nối sang tận kiếp này. Sáu Nguyện - người lính quân báo, có số phận “quân tử gian nan” theo sau lý tưởng. Do đó mà anh quyết tâm chiến đấu tới con đường độc lập đại diện cho một tập đoàn. Đặc biệt, khoảng thời gian đó, không chỉ đối diện với bom đạn của kẻ thù mà còn xã hội đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế xã hội. Tiểu thuyết vừa phản ánh, vừa cho chúng ta cái nhìn đa chiều khách quan. Ngẫm từng trang sách của Chu Lai, ta mới thấy cả những góc khuất của đời lính.
Trong số các tác phẩm của Chu Lai, Vòng tròn bội bạc là cuốn tiểu thuyết để lại nhiều ấn tượng cho người đọc bởi sự sâu sắc và ám ảnh của nó. Những người lính bước ra từ bức tường thành đầy máu và kói lửa để hòa nhập với cộng đồng. Nhưng hoà bình lập lại khiến họ cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong thời kỳ đổi mới ở ngay tại gia đình của mình. Mục đích của người lính ấy là đi tìm con đường chính nghĩa, dẹp bỏ thói hư tật xấu của xã hội. Nhưng điều đó lại khiến anh bất lực và chán chường. Tuy vậy, mang bản tính can trường và bất khuất kết hợp của những người bạn chân thành đã giúp anh vạch mặt được kẻ xấu. Đó chính là người đã kề vai sát cánh, người đồng đội cũ của anh. “Vòng tròn bội bạc” đưa người lính mãi ở vòng luẩn quẩn, chịu hết đau khổ này đến nỗi đau khác.
Với ngòi bút đậm chất văn miêu tả, nhà văn đã đi sâu vào từng chi tiết, từng nhân vật, bóc mẽ các hành động bi tráng và mãnh liệt để giúp độc giả thấy được nỗi giày vò giằng xé ở từng tình huống. Đến với những tác phẩm của Chu Lai, ta không chỉ cảm nhận được một thế giới khác mà còn thấy cả hiện tại và hôm nay.
Hỗ trợ
Công ty Cổ phần Sách điện tử Waka - Tầng 6, tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, số 106, đường
Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD số 0108796796 do SKHĐT TP Hà Nội cấp ngày 24/06/2019
Giấy xác nhận Đăng ký hoạt
động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 8132/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp
ngày 31/12/2019
Giấy chứng nhận Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động số
19/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ký ngày 11/03/2020
Số VPGD: 024.73086566 | Số CSKH: 1900545482 nhánh 5 | Hotline: 0877736289