icon-back
icon-facebook icon-share-url
15:27 25/7/2024・
Tin Khác・
144 lượt xem

Các tác phẩm văn học Việt Nam siêu kinh điển hay nhất mọi thời đại

Khi nói đến văn học Việt Nam, chúng ta không thể không bàn luận đến các tác phẩm kinh điển như Chí Phèo, Lão Hạc, Vợ Nhặt,... Tuy được ra đời cách đây rất lâu nhưng giá trị của sách không bao giờ hết thời. Những đứa con tinh thần của các nhà văn lỗi lạc được sáng tác bằng cả trái tim và tâm hồn. Bài viết dưới đây, Waka xin giới thiệu đến quý độc giả những tác phẩm văn học Việt Nam mãi trường tồn theo thời gian. 

 

Chí Phèo

Với những ai có niềm đam mê với văn học Việt Nam, khi nhắc đến Chí Phèo không ai không biết đây chính là tác phẩm kinh điển của nhà văn Nam Cao. Một nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong những năm 40. Dù trải qua từng ấy thời gian, nhưng tác phẩm vẫn để lại cho người đọc giá trị sâu sắc về tấm màn bi kịch của người nông dân nghèo bị áp bức lúc bấy giờ. 

 

 

Chí Phèo được Nam Cao khắc hoạ rất chi tiết về bức tranh nông thôn Việt Nam trước 1945. Toàn cảnh trông thật thê lương và xơ xác, người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy vào bước đường cùng, họ biến chất và sa vào tội ác. Tác giả lên án cái xã hội tàn bạo đó, đi sâu vào nội tâm nhân vật để phản ánh cái hình ảnh mất nhân tính của bọn quan tham. Trong tác phẩm có rất nhiều nhân vật, Nam Cao đề cao sự lương thiện và phẩm chất tốt đẹp của những con người chân chất này. 

 

Vợ Nhặt

“Vợ Nhặt” là tác phẩm văn học Việt Nam do Kim Lân - một cây bút tài hoa chuyên sáng tác truyện ngắn. Đây có lẽ là cuốn phóng sự phản ánh chân thật nhất về hình ảnh nạn đói nước ta năm 1945. Cái thời điểm mà ra đường đâu đâu cũng thấy xác người chết vì đói, cái đói hành hạ người nông dân. Những con người như Tràng, bà cụ Tứ, Thị,... phải chống chọi sống qua ngày bằng thức ăn còn sót lại trong căn nhà lụp xụp. 

 

 

Kim Lân đã khắc họa rõ nét hình ảnh chân thực ấy bằng tấm lòng day dứt và trăn trở. Phải thương họ như thế nào thì ông mới có thể phát hiện ra ngóc ngách tăm tối nhưng ẩn sâu bên trong là ánh sáng rạng ngời. Mặc dù, cái đói làm cho con người ta méo mó, khốn khổ nhưng những nông dân hiền lành ấy vẫn chia sẻ cho nhau từng miếng cơm, manh áo và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. 

 

Tắt đèn

Những ai yêu văn học Việt Nam mà chưa từng đọc qua “Tắt đèn” thì quả thực thiếu sót rất lớn. Có thể nói, đây là tác phẩm xuất sắc nhất của Ngô Tất Tố và được lưu truyền cho đến tận ngày nay. 

 

 

Nhà văn đã xây dựng hình ảnh chị Dậu rất thành công - một người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp đúng nghĩa. Vì gia đình của mình, chị có thể làm tất cả mọi thứ, luôn sẵn sàng hy sinh. Mặc dù ở tầng lớp thấp kém nhất của xã hội nhưng lại kiên cường, mạnh mẽ bất chấp sự chèn ép của xã hội phong kiến.

Dù vậy, ánh đèn của chị vẫn chưa một lần được thắp sáng. Cuộc đời chị được tác giả khắc họa bằng nét bút đau thương tột cùng, chưa một lần chị được thảnh thơi cho đến tận trang cuối cùng. Không ai có thể quên được thước phim u tối nhất cuộc đời chị chính là phải bán đàn chó, đặc biệt là đứa con gái máu mủ của mình. Tác phẩm lột tả được hết những ý nghĩa sâu xa bằng những câu văn cảm động, đồng thời lên án xã hội lúc bấy giờ. 

 

Số đỏ

Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, một cây bút hiện thực sâu sắc và đầy tính nhân văn. Tác phẩm nổi bật nhất của ông là “Số đỏ”, cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi của ông lúc bấy giờ. 


 

Cuốn sách gồm 20 chương, chương nào ông cũng châm biếm, mỉa mai cái xã hội đầy thói hư tật xấu ấy. Nhân vật chính gọi là Xuân Tóc Đỏ, một kẻ hạ lưu nhưng rất nhanh đã có chỗ đứng trong tầng lớp cao cấp do trào lưu Âu hoá. Tác phẩm cũng từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam trước năm 1975 cho đến lúc đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1986 do chê bai những thói xấu xa ấy khiến xã hội bị đảo lộn và dần dần mất đi giá trị tinh thần của nó.

 

Những ngày thơ ấu

“Những ngày thơ ấu” là tác phẩm văn học Việt Nam được Nguyên Hồng viết ở ngôi thứ nhất “tôi”. Một tuổi thơ đẹp nhưng không thiếu những ký ức đau thương, tủi nhục của chính bản thân tác giả. Ông sử dụng ngôn từ giản dị rất đời thường để khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật Hồng. 

 

 

Được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em, nhà văn cho ta cảm nhận được viễn cảnh thời thơ ấu có cả sung sướng, đau khổ và tủi hờn. Chính sự đồng cảm của mình, ông khiến độc giả thấy hình ảnh rõ nét về tình cảm mẫu tử thiêng liêng và ấm áp. Phê phán các hủ tục lạc hậu đã hành hạ mẹ của mình, đày đọa số phận người đàn bà, vò nát lương tâm vốn thiện lương của họ. Tuổi thơ của Nguyên Hồng thật sự không đẹp nhưng ông lại có trong mình niềm tự hào về quê hương vô bờ với quá khứ.

 

Vang bóng một thời

Tác phẩm đúng như cái tên của nó, làm cho người nhận cảm nhận được cái nếp sống xưa, những nghệ thuật cổ thanh cao cùng với nét đẹp đã và đang “vang bóng” suốt nhiều thế hệ.

 

 

Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” không chỉ đơn thuần là những câu chuyện tâm tình, là ký ức, hoài niệm của con người về quá khứ đã qua. Mà còn giúp người đọc hiểu thêm về nét văn hoá xưa kia, cái nghệ thuật không lẫn vào đâu được của xã hội hiện đại. Độc giả có thể thấy được nhiều nét tiếc nuối ở giọng văn của Nguyễn Tuân. Các nhân vật chính mà ông chọn vô cùng đơn giản, nhưng dưới ngòi bút tài hoa ấy lại trở nên mờ ảo và huyền bí. 

 

Gió lạnh đầu mùa 

Một tác giả không thể quên của tác phẩm văn học Việt Nam chính là Thạch Lam. Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” khiến người ta thấm thía được nỗi khổ đau và hoàn cảnh vô cùng éo le của những con người nghèo khổ.

 

 

Các nhân vật chính trong tác phẩm gồm một thanh niên đầy tri thức có triển vọng cao nhưng không có tình nghĩa, mấy đứa bé tốt bụng luôn chia sẻ những thứ dư thừa của mình cho người khác cần hơn mặc dù sợ mẹ mắng. 

Thật vậy, Thạch Lam rất trung thành với lối viết văn này, ông luôn viết về nhân vật của mình bằng tình cảm trìu mến. Niềm thương xót vô tận với tầng lớp lao động bần cùng trong khung cảnh ảm đạm của đói nghèo.

 

Bước đường cùng

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng là “Bước đường cùng”. Nội dung kể về số phận bi đát của anh Pha - một người con trai khoẻ mạnh, chăm chỉ, có gia đình hạnh phúc nhưng xã hội nửa phong kiến lúc bấy giờ đã khiến hàng triệu người giống như anh bước vào con đường cùng.

 

 

Tên địa chủ giàu có nhất trong làmg cấu kết với quan tham để vơ vét của cải nông dân. Bị dính vào vụ kiện với người hàng xóm, anh phải bán ruộng và cả gánh hàng xén của vợ để trả nợ. Nhưng không dừng ở đó, nạn đói cùng mưa lũ khiến dịch tả ngày càng nghiêm trọng, cướp mất những người thân yêu của anh. Nhưng Pha lại dính vào mê tín và lệ làng và cuối cùng anh phải bỏ làng ra đi. 

Tác phẩm phản ánh tính chất xấu xa của địa chủ, nỗi bất công của người dân trong chế độ thối nát và tàn nhẫn khiến họ phải phá sản.

 

Đời thừa

Thêm một tác phẩm văn học Việt Nam của Nam Cao cũng thành công không kém Chí Phèo chính là “Đời thừa”. Ở tác phẩm này, ông ghi lại hình ảnh chân thật về số phận long đong của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo. Giá trị của “Đời thừa” không phải ở cuộc sống đói kém, mà nổi bật ở những thói hư tật xấu của họ.

 

 

Nhân vật chính là anh văn sĩ tên Hộ, một người chấp niệm với tác phẩm để đời. Nhưng gia đình lại là thứ cản chân anh, biến anh thành một kẻ từ yêu văn chân chính phải từ bỏ cái chất phác để viết ra thứ văn không nghĩa để có tiền. Độc giả có thể nhận thấy, chính cuộc sống mất nhân tính ấy đã chà đạp lên tâm hồn của con người lương thiện.

 

Tác phẩm văn học Việt Nam được Waka giới thiệu trong bài viết trên đều là những tác phẩm kinh điển, có nhiều giá trị và thành tựu lớn. Trải qua nhiều thập kỷ, nó vẫn chứng minh được sức hút của các thế hệ, khiến độc giả không ngừng say mê và hứng thú về con người trong bức tranh xã hội Việt Nam xưa.

 

Bạn có thể tìm đọc các tác phẩm văn học kinh điển trên tại https://waka.vn/tuyen-tap/tuyen-tap-tac-pham-van-hoc-viet-nam-kinh-dien-nhat-eAA1 

icon-tooltip

Hỗ trợ

Đối tác

Công ty Cổ phần Sách điện tử Waka - Tầng 6, tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, số 106, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD số 0108796796 do SKHĐT TP Hà Nội cấp ngày 24/06/2019
Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 8132/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 31/12/2019
Giấy chứng nhận Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động số 19/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ký ngày 11/03/2020
Số VPGD: 024.73086566 | Số CSKH: 1900545482 nhánh 5 | Hotline: 0877736289