icon-back
icon-facebook icon-share-url
07:43 31/3/2021・
Báo chí nói về Waka・
2.844 lượt xem

[Dân trí] Những bước chuyển mình của thị trường sách điện tử bản quyền Việt Nam

 

Tuần qua, nhân Ngày Sách Việt Nam, nền tảng xuất bản điện tử Waka vừa công bố Báo cáo Quý IV/2017 & Quý I/2018 - Xu hướng phát triển của các nền tảng xuất bản điện tử với nhiều thông tin cập nhật giá trị. Theo đó, thị trường sách điện tử của Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi tích cực và đạt mức tăng tưởng tốt qua các năm. Tuy nhiên, việc đảm bảo sự tôn trọng đối với bản quyền tác phẩm vẫn là một vấn đề nhức nhối cần giải quyết.

 

Sách điện tử tăng nhanh về số lượng và thể loại

 

Số lượng đầu sách điện tử tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung cho độc giả và chứng tỏ mức độ tiềm năng của thị trường này đang được các nhà xuất bản/nhà sách đánh giá cao.

Chỉ tính riêng trên nền tảng xuất bản điện tử Waka, số lượng ebook từ năm 2014 đến nay tăng trưởng vượt bậc. Nếu như năm 2014, tổng số ebook chưa đến 2.000 thì đến cuối năm 2017, nền tảng này đã có 12.000 đầu sách và dự kiến đến cuối năm 2018, Waka sẽ có 16.000 cuốn ebooks để phục vụ bạn đọc. Hơn 1 vạn cuốn sách này còn rất đa dạng về thể loại: Khoa học kỹ thuật, Công nghệ, Kinh doanh, Kỹ năng, Văn hóa xã hội, Chăm sóc sức khỏe …

 

Người Việt chi nhiều tiền hơn cho sách điện tử

 

Báo cáo của Waka ghi nhận một điểm đáng mừng là: độc giả Việt đang ngày càng sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho sách điện tử. Điều này chứng tỏ người đọc đang có xu hướng lựa chọn nền tảng điện tử cho việc đọc của mình và đồng thời sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho ebook.

 

Tính riêng trên nền tảng Waka, năm 2016, cứ 10 người đọc thì mới chỉ có 1 người sẵn sàng chi tiêu cho ebook nhiều hơn 100,000 VND/ năm. Đến năm 2017, cứ 10 người đọc thì có tới 3 người chi nhiều hơn 100.000 VND/năm cho ebook.

 

Điều đáng nói thêm ở đây là sự ưu tiên của người Việt về mặt tài chính dành cho sách điện tử đang ngày tăng mạnh, thể hiện bằng tỉ lệ ngân sách dành cho ebook trong cơ cấu chi phí/thu nhập của bản thân và gia đình mình.

 

Chi tiêu bình quân cho sách điện tử của độc giả Waka năm 2016 chỉ chiếm khoảng 0.1% thu nhập nhưng tỉ lệ này năm 2017 đã tăng lên 0.17%, gần bắt kịp con số 0.2% của thế giới.

 

Độc giả Việt rút ngắn thời gian quyết định mua đọc ebook

 

Thời gian quyết định mua đọc ebook được tính từ khi ebook được ra mắt đến lúc người đọc có hành động mua để đọc. Chỉ số này không chỉ có thể dùng để đo lường sức hấp dẫn của cuốn sách mà còn chứng tỏ tần suất đọc ebook của độc giả.

 

 

Cũng theo Báo cáo trên của Waka, thời gian đợi của độc giả kể từ lúc cuốn sách được ra mắt đến khi quyết định đọc/chi tiền mua có sự rút ngắn đáng kể theo thời gian: năm 2016, con số này là 44 ngày và chỉ còn 36 ngày trong năm 2017. Mặc dù con số này vẫn còn 1 khoảng cách lớn so với trung bình các nước phát triển (trên dưới 9 ngày), nhưng cũng cho thấy thói quen đọc và mức độ tin tưởng dành cho ebook của độc giả VN đang thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tích cực.

 

Nguyên nhân cốt lõi của việc rút ngắn thời gian ra quyết định mua ebook của độc giả phải kể đến là chất lượng của những cuốn sách điện tử ngày càng được nâng cao. Những quyển sách giấy “hot” nhất cũng nhanh chóng được số hóa và phát hành phiên bản điện tử. Thậm chí, nhiều tác giả và nhà xuất bản còn lựa chọn chỉ ra phiên bản ebook chứ không in sách giấy. Nếu những ebook được phát hành đảm bảo được vấn đề bản quyền tác phẩm và lợi nhuận kinh doanh thì chắc chắn, số lượng sách điện tử chất lượng cao sẽ tăng lên nhanh chóng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của độc giả.

 

Cần nâng cao văn hóa “đọc có trách nhiệm” bằng cách tôn trọng bản quyền tác phẩm

 

Có một thực tế là trong khi vấn đề bản quyền sách gần như được tuyệt đối tôn trọng ở các nước phát triển thì vẫn còn rất nan giải tại Việt Nam, đặc biệt đối với mảng sách điện tử. Báo cáo Thị trường sách mới đây của Waka đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng sách lậu, sách không có bản quyền hiện nay.

 

Chỉ cần gõ một yêu cầu tìm kiếm trên Google cho một tựa sách đang “hot” – đặc biệt là sách truyện, chúng ta có thể thấy hàng trăm website đang đăng tải cuốn sách đó và đáng buồn là, phần lớn trong số đó lại là website đăng lậu. Riêng trong năm 2017, với 12 ebooks độc quyền mới ra mắt, Waka đã bắt gặp vài trăm trường hợp vi phạm bản quyền, đăng lậu khi không được cấp phép và có số lượng người đọc lên đến hàng nghìn.

 

Sẽ là quá muộn nếu ngay từ bây giờ chúng ta không quyết liệt giải quyết triệt để vấn đề bản quyền của thị trường sách điện tử nói riêng và sách nói chung. Bởi nếu để vấn nạn này tiếp tục hoành hành, thì người thiệt hại cuối cùng chính là độc giả yêu sách và tác giả sáng tác khi không có một môi trường ebook đủ lành mạnh để những tác phẩm chất lượng cao có thể phôi thai và phát triển, cung cấp cho bạn đọc.

 

Và sự giải quyết phải đến từ 2 phía: không chỉ là xử lý những trường hợp vi phạm của các web đăng lậu; mà còn cần phải kêu gọi người đọc nói KHÔNG với sách lậu. Người yêu sách đôi khi nghĩ đơn giản rằng chỉ cần họ đọc sách nhiều hơn là đủ. Tuy nhiên, họ cần phải nhận thức được rằng “văn hóa đọc” trước tiên là phải đọc một cách có văn hóa, có trách nhiệm. Và thể hiện đầu tiên của “trách nhiệm” đó là tôn trọng bản quyền, đọc ở những nguồn sách chính thống và kinh doanh bằng sự tử tế.

 

Chúng ta cần sự đồng lòng của toàn xã hội để có thể giải quyết dứt điểm vấn nạn này, trả lại đúng giá trị của những cuốn sách và mang đến sự minh bạch cho thị trường. Có như thế, chúng ta mới có thể đảm bảo tạo ra một môi trường lành mạnh và minh bạch cho văn hóa đọc được phát triển bền vững.

 

http://dantri.com.vn/doi-song-van-hoa/nhung-buoc-chuyen-minh-cua-thi-truong-sach-dien-tu-ban-quyen-viet-nam-20180426101533624.htm

 

icon-tooltip

Hỗ trợ

Công ty Cổ phần Sách điện tử Waka - Tầng 6, tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, số 106, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD số 0108796796 do SKHĐT TP Hà Nội cấp ngày 24/06/2019
Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 8132/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 31/12/2019
Giấy chứng nhận Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động số 19/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ký ngày 11/03/2020
Số VPGD: 024.73086566 | Số CSKH: 1900545482 nhánh 5 | Hotline: 0877736289